Mục lục
Chúng ta vẫn thường truyền tai nhau về tia UV gây hại cho da hay lợi ích từ những sản phẩm như đèn UV diệt khuẩn. Vậy chúng ta có thật sự hiểu rõ về tia UV không? Tại bài viết này hãy cùng đi tìm kiếm thông tin về nó nhé!
1. Giới thiệu cho bạn về tia UV
Tia UV còn mang một tên gọi khác là tia tử ngoại, bạn cũng có thể gọi nó là tia cực tím. Loại tia này thực chất là sóng điện từ, và có sẵn trong ánh sáng của mặt trời. Bước sóng của loại tia này tuy ngắn hơn bước sóng của ánh sáng mà ta nhìn thấy nhưng lại dài hơn bước sóng của tia X.
Mắt người khó xác định được tia tử ngoại. Vì nó vô hình và không thể nhìn bằng mắt thường để thấy được.
Phổ của Tia UV được chia ra làm 2 vùng tia:
- Vùng tử ngoại gần: đây là vùng mà có bước sóng là từ 380 đến 200nm.
- Vùng tử ngoại xa: bạn còn có thể gọi là vùng tử ngoại chân không. Đây là vùng mà có bước sóng là từ 200 đến 10nm.
2. Tia UV được chia làm mấy loại và những loại tia đó là gì?
Tia UV được chia ra làm 3 loại khác nhau, bao gồm: UVA, UVB và UVC. Vậy những loại tia đó là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chúng nhé.
2.1 Tia UVA
Tia UVA có bước sóng là từ 400 đến 320nm. UVA hay chính là sóng dài hoặc ánh sáng đen.
Trong tia tử ngoại khi chiếu xuống mặt đất thì tia này chiếm khoảng 95%. Bởi vì tính chất của tia này là không bị lớp ozon hấp thụ nên nó có mặt bất cứ khi nào mà ánh sáng ban ngày xuất hiện, kể cả là khi trời mây cũng như trời nắng.
2.2 Tia UVB
Tia UVB thì có bước sóng là từ 320 đến 290nm. Người ta thường gọi UVB là sóng trung. Loại sóng trung này xuất hiện quanh năm. Nhưng tính chất khác với tia UVA, UVB bị lớp ozon hấp thụ một phần rất lớn. Ngoài ra thì cường độ của sóng trung sẽ bị thay đổi theo vị trí địa lý, cũng như là mùa trong năm và thời gian trong ngày nó cũng sẽ đều bị thay đổi.
Đối với những nơi có khí hậu nắng nhiều như các vùng nhiệt đới và cận xích đạo thì tia UVB hoạt động cực kỳ mạnh mẽ.
2.3 Tia UVC
Loại tia UVC này có bước sóng ngắn hơn 290nm. Nó được các nhà khoa học gọi bằng cái tên là sóng ngắn hoặc là sóng có tính tiệt trùng.
Loại sóng có tính tiệt trùng này thường thì sẽ không xuất hiện. Bởi vì nó đã bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ một cách hoàn toàn.
3. Tác dụng của tia UV mang lại cho con người
Trước nay chúng ta thường nghe về những tác hại của tia cực tím. Vì thế mà chúng ta thường có một cái nhìn tiêu cực về nó. Tuy nhiên, bên cạnh mặt hại, loại tia này vẫn đem lại những tác dụng tích cực cho cuộc sống chúng ta.
3.1 Có khả năng làm giảm quá trình phát triển của các tế bào da
Căn bệnh vảy nến thường được áp dụng tia cực tím để điều trị. Bởi nó có khả năng làm chậm lại quá trình phát triển của các tế bào da có trên cơ thể.
3.2 Tia UV giúp tiệt trùng và khử trùng
Tác dụng đầu tiên phải kể đến của tia UV là nó có thể tiệt trùng và khử đi các vi khuẩn có hại như nấm, mốc,… Nó tiêu diệt được một số loại virus bởi nó có thể phá hủy được DNA và ngăn chặn được quá trình tái sinh và nhân lên của virus.
Chính vì thế, tia UV được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm công nghệ phục vụ đời sống con người như đèn UV, máy lọc nước, máy tiệt trùng bình sữa cho trẻ em,…
Không những thế, ngày nay trong lĩnh vực thiết bị vệ sinh phòng tắm, nhiều thương hiệu đã ứng dụng tia UV để diệt khuẩn cho các mẫu bồn cầu của họ, đặc biệt là bồn cầu thông minh. Ví dụ như thương hiệu Enic, những mẫu bồn cầu thông minh của họ đều phát ra tia UV mỗi khi nắp bồn cầu được đóng lại. Bởi vậy, giúp bảo vệ tốt hơn sức khỏe của gia đình khỏi những vi khuẩn gây hại
3.3 Tia UV còn có chức năng bổ sung vitamin D cho cơ thể của bạn
Tia UV còn có một chức năng đặc biệt lớn đối với cơ thể đó chính là giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Đối với cơ thể thì đây là một việc cực kỳ có lợi. Bởi vì Vitamin D có thể hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi, khiến cho xương, răng và tóc thêm chắc khỏe.
Trong Vitamin D còn được chia làm 2 loại chính là D2 và D3. D3 chính là loại vitamin được hấp thụ từ tia cực tím thông qua ánh nắng. Nó được các nhà chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là rất quan trọng với cơ thể vì thiếu loại Vitamin D3 này sẽ khiến cho cơ thể mắc cách bệnh như vàng da, giòn xương, loãng xương,…
Tuy nhiên, không phải bất cứ vào thời điểm nào cũng có thể phơi nắng để hấp thụ vitamin D cho cơ thể. Bạn chỉ nên phơi nắng vào khoảng thời gian từ 5 đến 8 giờ sáng.
Bài viết đã tổng hợp cho các bạn các thông tin về tia UV như khái niệm của Tia UV, tia UV được chia làm mấy loại và những tác dụng của tia UV,… Hy vọng rằng với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại tia này và có cái nhìn khái quát hơn thay vì chỉ thấy được những mặt tiêu cực của nó. Nếu bạn còn vấn đề gì thắc mắc thì hãy comment xuống phía dưới để nhận được câu trả lời nhanh nhất.
BÀI VIẾT MỚI
10 Cách Chăm Sóc Đôi Mắt Sáng Đẹp Áp Dụng Ngay Tại Nhà
Thực hư về câu chuyện ánh sáng điện thoại có hại cho mắt
Vàng Và Trắng, Ánh Sáng Màu Nào Tốt Cho Mắt?
Giải đáp thắc mắc về câu hỏi ánh sáng nào tốt cho mắt
Ánh sáng trắng là gì? Ứng dụng của ánh sáng trắng
Bảng Nhu Cầu Dinh Dưỡng Khuyến Nghị Cho Người Việt Nam
Top 5 Biện Pháp Chống Ô Nhiễm Không Khí Cho Bạn Và Gia Đình
[BÁO THANH NIÊN] Bức xạ mặt trời làm bất hoạt SARS-CoV-2
Vitamin Gì Tốt Cho Mắt? 10 Thực Phẩm Vàng Cho Đôi Mắt Khỏe
Vì Sao Phải Chuẩn Bị Cho Trẻ Vào Lớp 1?
Vi Khuẩn Sinh Sản Chủ Yếu Bằng Cách Nào?
Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Tư Vấn Đèn Học Cho Bé Loại Nào Tốt Khi Vào Lớp 1
Top 5 Đèn Diệt Khuẩn Giá Rẻ Bạn Không Thể Bỏ Lỡ
Tìm hiểu về những thành phần của không khí
Tìm hiểu về chủ đề khử trùng và khử khuẩn