Rối loạn điều tiết mắt là gì? Cách thức điều trị hiệu quả

Ngày nay, chứng rối loạn điều tiết mắt tăng dần theo từng ngày. Thế nhưng, mấy ai hiểu hết rối loạn điều tiết mắt là gì và rối loạn điều tiết mắt có nguy hiểm không? Hãy cùng Kenkodo tìm hiểu về rối loạn điều tiết mắt để xem liệu đây có phải là một trong các bệnh nặng về mắt hay không và tham khảo giải pháp phòng ngừa nó.                                                                                                                                   

1. Rối Loạn Điều Tiết Mắt Là Gì?

Rối loạn điều tiết mắt là căn bệnh thường gặp với học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng. Đặc biệt là những người thường xuyên phải làm việc với máy tính trong thời gian dài.

Ngày nay, tình trạng rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em cũng ngày càng tăng. Nguyên nhân do sử dụng các sản phẩm kém chất lượng như đèn bàn học chống cận, đèn gia dụng. Những sản phẩm này có ánh sáng không tốt, ánh sáng kém không phù hợp với bé.

Rối loạn điều tiết mắt là gì?
Rối loạn điều tiết mắt là gì?

Bệnh bắt đầu với các triệu chứng nhức mắt, nhìn mờ nhòe, sau đó có thể dẫn đến các tật khúc xạ (loạn thị, cận thị, viễn thị,…).

Vậy, rối loạn điều tiết mắt là gì và rối loạn điều tiết mắt có nguy hiểm không?  Tóm lại, mắt điều tiết quá nhiều sẽ nên gây ra tình trạng rối loạn điều tiết mắt. Khi mắt quan sát đều có sự điều tiết và quá trình điều tiết luôn phải diễn ra liên tục. Bệnh có thể biến chứng thành các tật khúc xạ, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt.

2. Triệu Chứng Của Rối Loạn Điều Tiết Mắt

Một số dấu hiệu của mắt khi bị rối loạn điều tiết bạn không nên chủ quan như:

+ Thị lực suy giảm, mắt trở nên nhoè, mờ đi.

+ Mắt nhìn máy tính nhiều đến nỗi cảm thấy nhức mỏi.

+ Khô mắt, ngứa, rát mắt, nhức mỏi mắt,…

+ Bạn bị rối loạn sắc tố mắt.

+ Mắt trở nên nhạy cảm trước ánh sáng, ánh nắng.

+ Khô rát mắt, chảy nước mắt thường xuyên.

+ Đau đầu hoặc đau nửa đầu.

+ Cổ, gáy, vai cũng dễ đau nhức, mệt mỏi.

+ Khó tập trung làm việc.

Rối loạn sắc tố mắt có thể là nguyên nhân, biểu hiện của rối loạn điều tiết mắt
Rối loạn sắc tố mắt có thể là nguyên nhân, biểu hiện của rối loạn điều tiết mắt

3. Nguyên Nhân Dẫn Tới Tình Trạng Rối Loạn Điều Tiết Mắt

Rối loạn điều tiết mắt do sử dụng thiết bị điện tử liên tục nhiều giờ liền là nguyên nhân phổ biến nhất. Tiếp xúc với ánh sáng xanh rất nguy hại, nó sẽ làm tổn thương, thậm chí gây chết các tế bào thị giác. Đặc biệt, là đối với tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Gây rối loạn sắc tố mắt dẫn đến rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực.

Tình trạng rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em cũng ngày càng tăng. Nguyên nhân do sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, gây hại cho mắt.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân do thói quen sinh hoạt hằng ngày như:

+ Nhìn vào màn hình có ánh sáng xanh ở khoảng cách quá gần.

+ Màn hình máy tính, điện thoại chất lượng kém.

+ Không điều chỉnh độ sáng vừa phải với không gian và ánh sáng phòng.

+ Ngồi không đúng tư thế cũng gây rối loạn điều tiết mắt.

+ Đọc sách, học bài liên tục trong nhiều giờ mà không để mắt nghỉ ngơi.

+ Làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng trong thời gian dài.

+ Mắt bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị,…)

3. Cách Thức Khắc Phục Tình Trạng Rối Loạn Điều Tiết Mắt

3.1. Điều trị tại nhà khi mới xuất hiện triệu chứng

Khi nghi ngờ mình bị rối loạn điều tiết trong vài ngày. Bạn có thể khắc phục tình trạng này tại nhà như sau:

+ Sử dụng những thiết bị có ánh sáng chất lượng như thiết bị điện tử, bóng đèn, đèn học  cho bé. Điều này có thể ngăn ngừa cũng như giảm rối loạn điều tiết mắt ở trẻ em và người lớn.

+ Nếu có thể, cắt giảm tối thiểu việc sử dụng máy tính, điện thoại, tivi

+ Đeo mắt kính khi sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử.

+ Luyện tập cho thị giác khỏe hơn: Cứ mỗi 20 phút ta nên nhìn ra xa, massage mắt, chớp mắt liên tục,…

+ Màn hình máy tính nên được đặt cách mắt 45-70cm để đảm bảo an toàn.

+ Đặt tâm của màn hình thấp hơn tầm mắt từ 10-20 cm. Vì mắt sẽ thoải mái khi chúng ta liếc nhẹ xuống khi đọc sách, làm việc.

+ Điều chỉnh tư thế ngồi và ghế: 2 cẳng tay song song với nền nhà; 2 đùi vuông góc với cẳng chân; 2 bàn chân được đặt phẳng trên nền nhà.

+ Điều chỉnh ánh sáng vừa phải, không quá sáng cũng không quá tối. Điều chỉnh làm sao để ánh sáng mặt trời và đèn trong phòng không phản xạ lên màn hình chiếu vào mắt.

+ Khoảng 2 giờ làm việc với máy tính thì nên cho mắt nghỉ ngơi 15 phút.

+ Ăn nhiều loại rau, quả khác nhau để bổ sung khoáng chất và vitamin tốt cho mắt.

Tư thế ngồi an toàn cho mắt khi làm việc với máy tính
Tư thế ngồi an toàn cho mắt khi làm việc với máy tính

**Lưu ý: Chỉ nên điều trị tại nhà khi xuất hiện tình trạng này không thường xuyên. Đối với những trường hợp nặng cần đi đến bác sĩ kịp lúc. Không tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có khuyến cáo của chuyên gia.

 3.2. Tìm đến bác sĩ để chữa trị chứng rối loạn điều tiết mắt

Ở trên, ta đã trả lời rối loạn điều tiết mắt có nguy hiểm không và được biết nó rất nguy hiểm. Vì thế, nếu bạn nhìn máy tính có vẻ nhức mắt, chữ bắt đầu nhòe đi thì bạn nên đi khám bác sĩ mắt ngay lập tức. Tránh trường hợp chủ quan sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.

Điều trị kịp thời có thể phục hồi thị lực bình thường sau 2-3 tháng. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí nếu để bệnh phát triển, di căn thành bệnh khác, đỡ phải đeo kính lâu dài.

Nên gặp bác sĩ tư vấn, khám chữa khi có dấu hiệu rối loạn điều tiết
Nên gặp bác sĩ tư vấn, khám chữa khi có dấu hiệu rối loạn điều tiết

Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu được rối loạn điều tiết mắt là gì cũng những hiểm họa khôn lường của nó. Thực hiện điều trị tại nhà khi bạn có dấu hiệu nhẹ. Hãy nhớ không nên chủ quan và đi khám sớm tại chuyên khoa mắt để xác định chính xác căn nguyên của bệnh.

>>> Xem thêm: Tại sao mắt phải giật

Kenkodo