Tìm hiểu về một số vi khuẩn chúng ta thường gặp

Hiện nay y học của đất nước ta đang rất phát triển, đặc biệt là các ngành nghiên cứu về vi khuẩn. Có nhiều vi khuẩn loại gây hại, hoặc có lợi khác nhau và cũng có nhiều bài thuốc cũng như các thiết bị như đèn cực tím diệt khuẩn được ra đời để khắc phục thêm tác hại của vi khuẩn. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về một số vi khuẩn mà chúng ta thường gặp.

Tìm hiểu về vi khuẩn
Tìm hiểu về vi khuẩn

1. Một số thông tin về vi khuẩn

1.1 Vi khuẩn là gì?

Vi khuẩn là một nhóm các vi sinh vật có cấu tạo tế bào và cấu trúc nhân đơn giản. Trên thực tế, vi khuẩn chỉ là những đơn bào cấu tạo không có màng nhân,  được quan sát được bằng kính hiển vi và thuộc nhóm Procaryote. Nhân tế bào cấu tạo rất đơn giản không có màng nhân, không có thành phần protein và chỉ gồm một chuỗi ADN.

1.2 Cấu tạo của các tế bào vi khuẩn

Vi khuẩn có cấu tạo khác với protista lớp trên có nhân như tế bào thực vật và động vật. Chúng chỉ có tế bào nhân sơ, mang một nhiễm sắc thể và không có ti thể, không màng nhân hay không chứa bộ máy phân bào nhưng các tế bào lại cấu tạo rất phức tạp.

Cấu tạo của vi khuẩn
Cấu tạo của vi khuẩn

1.3 Hình dáng và kích thước vi khuẩn

Do vách của tế bào vi khuẩn quyết định, vì vậy mỗi loại vi khuẩn sẽ có hình dạng và kích thước khác nhau. Nó có vai trò định vị vi khuẩn và kết hợp với một số yếu tố khác. Chẳng hạn như: tính chất sinh vật hoá học, khả năng gây bệnh và kháng nguyên của vi khuẩn.

Đối với một số trường hợp, người ta có thể phán đoán và dựa vào hình thể vi khuẩn phối hợp với lâm sàng để có thể xác định bệnh chính xác.

Vi khuẩn có rất nhiều hình thái đặc biệt như: hình cầu, hình xoắn, hình que, hình dấu phẩy, hình sợi…. Độ to hay nhỏ của vi khuẩn có thể thay đổi theo các loại hình và trong loại hình khác biệt thì kích thước cũng khác nhau. Kích thước của vi khuẩn lớn hơn vi rút rất nhiều và có thể quan sát dưới kính hiển vi quang học.

1.4 Một số loại vi khuẩn thường gặp hiện nay

Cầu khuẩn là những vi khuẩn có hình cầu, hình hạt cà phê hay hình trứng ví dụ như:

  • Micrococcus: là cầu khuẩn xếp hàng đều hoặc không đều. Nó là những tạp khuẩn được tìm thấy trong không khí và nước.
  • Sarcina: cầu khuẩn xếp thành 8-16 và phân chia theo ba mặt phẳng khác nhau.
  • Staphylococci: các cầu khuẩn tập hợp thành một nhóm và phân chia theo mặt phẳng.
  • Diplococci: là những vi khuẩn xếp hàng từng đôi và phân chia trong cùng một mặt phẳng.
  • Streptococci: những cầu khuẩn xếp thành các chuỗi ngắn hoặc dài khác nhau.
  • Tetracoccus: các cầu khuẩn hợp thành 4 và phân chia theo hai mặt phẳng khác nhau.
Hình dáng của cầu khuẩn
Hình dáng của cầu khuẩn

Trực khuẩn là tập hợp những loại vi khuẩn có hình que thẳng bao gồm:

  • Clostridia: là trực khuẩn kỵ khí gram dương tạo được nha bào như trực khuẩn ngộ độc thịt.
  • Bacteria: là những vi khuẩn hình que hiếu khí, không có khả năng tạo nha bào ví dụ như vi khuẩn lao hay bạch cầu…
  • Bacilli: những trực khuẩn hiếu khí tuyệt đối có thể tạo nha bào như trực khuẩn bệnh than.

Vi khuẩn hình xoắn là những vi khuẩn có cấu tạo hình xoắn bám lại với nhau gồm:

  • Phẩy khuẩn: phần của hình xoắn có hình dấu phẩy như phẩy khuẩn tả.
  • Xoắn khuẩn: có cấu tạo nhiều vòng xoắn như xoắn khuẩn giang mai, borrelia.

2. Một số các nhóm vi khuẩn gây bệnh và có lợi cho con người

2.1 Vi khuẩn nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da là một loại bệnh mà con người thường gặp do vi khuẩn gây ra. Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến các triệu chứng có biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Nhưng phần lớn bệnh nhiễm trùng da ở mức độ nhẹ có thể điều trị được bằng thuốc kê theo đơn của bác sĩ và các biện pháp chữa trị thực hiện can thiệp tại nhà.

2.2 Vi khuẩn có lợi cho cơ thể

Hiện nay, có rất nhiều vi khuẩn gây hại đối với con người nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của con người.

Trong hệ thống tiêu hóa của con người, vi khuẩn giúp hấp thu các chất dinh dưỡng phức tạp như đường và chuyển hóa thành các dạng mà cơ thể có thể sử dụng. Mục đích để giúp con người ngăn ngừa bệnh bằng cách chiếm những nơi mà vi khuẩn gây bệnh muốn xâm nhập vào. Thêm vào đó, vi khuẩn cũng bảo vệ chúng ta khỏi bệnh bằng cách tấn công nơi các mầm bệnh hoạt động.

Ngoài ra, cũng giống như vi khuẩn thì vi rút cũng đóng góp vào những nghiên cứu chữa và điều trị ung thư hay điều chế ra vắc xin phòng bệnh rất thiết thực.

3. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về một số tác hại cũng như lợi ích của vi khuẩn đem lại cho con người mà chúng ta cần biết. Nhờ nó mà lĩnh vực y học ngày càng phát triển và vươn xa hơn. Hy vọng, bài viết này của mình sẽ đem đến cho mọi người nhiều thông tin bổ ích và tốt nhất.

Kenkodo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *