Mục lục
Như chúng ta đã biết thì nhiễm trùng da là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới cả tính mạng. Vậy những bệnh lý này xuất hiện từ đâu, dấu hiệu nhận biết là gì, cần chữa trị như thế nào? Sau đây, chúng ta cùng đi tìm đáp án và đừng bỏ qua chi tiết nào nhé!
1. Nguyên nhân bị nhiễm trùng da là gì?
Một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm da nhiễm trùng đó là khi da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt là khi có các vết thương hở bị virus, vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập và hình thành gây ra nhiễm trùng.
Vi khuẩn chính là những sinh vật sống ở xung quanh chúng ta, nhiều vi khuẩn vô hại nhưng mà có một số có thể gây ra rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Bên cạnh đó, Virus là những hạt nhỏ phát triển ở bên trong những tế bào sống khác. Còn nấm là sinh vật dị dưỡng kí sinh trên các sinh vật khác.
2. Các bệnh nhiễm trùng da thường gặp và cách điều trị
Theo các tác nhân gây bệnh và theo các bệnh lý viêm nhiễm da để lựa chọn thuốc điều trị tương ứng. Dưới đây là các dạng bệnh nhiễm trùng da thường gặp nhất:
2.1 Viêm nang lông
Viêm nang lông là dạng nhiễm trùng da rất nhiều người bị, tuy nhiên họ hầu hết đều không biết cách xử lý đúng dẫn đến tổn thương sâu và bị sẹo lưu lại vĩnh viễn. Vị trí tổn thương nhiễm trùng ở đây chính là tại các nang nằm ở dưới chân lông, chúng bị viêm, đỏ và gây ra đau, ngứa, rát.
Trong những nang lông này chứa những vi khuẩn và mủ sưng viêm cho nên nổi ở trên làn da. Đối với trường hợp do nấm và virus gây nên thì thường sẽ tự khỏi khi được vệ sinh và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, viêm nang lông ở các bệnh nhân có sức khỏe và sức đề kháng kém thì có thể trở nên nghiêm trọng và lan rộng, lúc này bạn cần đến bác sĩ sẽ để mua thuốc kháng sinh hoặc kem chống nấm.
2.2 Nhiễm trùng da MRSA
Nhiễm trùng da MRSA là do vi khuẩn gây ra. Những vi khuẩn này đã xâm nhập và tấn công gây viêm nặng, hình thành các mủ ở trong mô hoặc ở các ổ áp xe. Vì vậy nếu bạn mắc phải bệnh này thì cần dẫn lưu mủ ra ngoài và không dùng thuốc kháng sinh.
Người dễ bị nhiễm bệnh MRSA là những người lớn tuổi hay người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bệnh viện hoặc là các nhân viên chăm sóc y tế. Dạng bệnh lý này có thể sẽ gây tổn thương cực kỳ nặng nên việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng quan trọng.
2.3 Bệnh nhiễm trùng da chốc lở
Chốc lở là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây nên. Vùng da dễ bị mắc bệnh là ở cổ, tay hoặc là mặt của trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do các vết thương hở tiếp xúc với vi khuẩn khi đi học mẫu giáo hoặc là lây từ người chăm sóc.
Bệnh chốc lở có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh khá là hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi dạng lỏng hoặc là thuốc bôi mỡ.
2.4 Nhọt – Bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng
Nhọt là một dạng nhiễm trùng da gây ra đau đớn nghiêm trọng, biểu hiện triệu chứng đầu tiên đó là vết sưng đỏ ở trên da, sau đó dần tích tụ thành mủ lớn cho đến khi vỡ ra. Tác nhân gây ra bệnh này là do vi khuẩn xâm nhập vào một hoặc nhiều nang lông qua vết cắt, vết thương hở hoặc vết côn trùng cắn.
Để giảm đau thì bạn có thể sử dụng khăn ấm đắp nhẹ, nó sẽ giúp nước trong nhọt được thoát ra làm giảm sự đau đớn. Tuy nhiên nếu như bị mọc nhọt lớn, thì cần phải đến bác sĩ để dẫn chất lỏng ra ngoài.
2.5 Bệnh viêm mô tế bào
Dấu hiệu của bệnh viêm mô tế bào đó là xuất hiện những vệt đỏ ở trên da cùng với tình trạng đau nhức, ớn lạnh và sốt cao. Tác nhân gây ra bệnh này là do vi khuẩn, chúng tấn công sâu vào các mô và xâm nhập vào máu gây đến nhiễm trùng huyết.
Bệnh nhiễm trùng da này cần phát hiện sớm để kịp thời điều trị bằng thuốc kháng sinh IV đường tiêm hoặc đặt thuốc ở trong tay, cánh tay,…
2.6 Nấm ngoài da
Có rất nhiều loại nấm có thể xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng da, chúng có thể tồn tại ở bất cứ nơi đâu nhưng mà phổ biến nhất là ở môi trường tập thể không được vệ sinh tốt như là: sân chơi, sàn phòng tập… Triệu chứng bắt đầu dẫn đến nấm ngoài da đó là ngứa ngáy, xuất hiện nốt đỏ sưng đau, đôi khi gây chảy máu,…
Với bệnh lý này, bạn có thể dùng kem chống nấm, thuốc uống hoặc là thuốc dạng xịt để điều trị. Bệnh rất dễ tái phát nên là cần điều trị trong thời gian dài kết hợp với các biện pháp phòng ngừa.
Trên đây, mình đã chia sẻ cho các bạn những thông tin về bệnh nhiễm trùng da cũng như cách điều trị. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ da để không gây ra những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
>>Xem thêm: Vi rút
BÀI VIẾT MỚI
10 Cách Chăm Sóc Đôi Mắt Sáng Đẹp Áp Dụng Ngay Tại Nhà
Thực hư về câu chuyện ánh sáng điện thoại có hại cho mắt
Vàng Và Trắng, Ánh Sáng Màu Nào Tốt Cho Mắt?
Giải đáp thắc mắc về câu hỏi ánh sáng nào tốt cho mắt
Ánh sáng trắng là gì? Ứng dụng của ánh sáng trắng
Bảng Nhu Cầu Dinh Dưỡng Khuyến Nghị Cho Người Việt Nam
Top 5 Biện Pháp Chống Ô Nhiễm Không Khí Cho Bạn Và Gia Đình
[BÁO THANH NIÊN] Bức xạ mặt trời làm bất hoạt SARS-CoV-2
Vitamin Gì Tốt Cho Mắt? 10 Thực Phẩm Vàng Cho Đôi Mắt Khỏe
Vì Sao Phải Chuẩn Bị Cho Trẻ Vào Lớp 1?
Vi Khuẩn Sinh Sản Chủ Yếu Bằng Cách Nào?
Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Tư Vấn Đèn Học Cho Bé Loại Nào Tốt Khi Vào Lớp 1
Top 5 Đèn Diệt Khuẩn Giá Rẻ Bạn Không Thể Bỏ Lỡ
Tìm hiểu về những thành phần của không khí
Tìm hiểu về chủ đề khử trùng và khử khuẩn