Mục lục
Cuộc sống càng hiện đại, đôi mắt càng chịu nhiều áp lực từ thiết bị điện tử, khói bụi, hóa chất. Trong đó, khô mắt dễ dẫn đến các bệnh nặng về mắt bạn không nên chủ quan. Vậy khô mắt nên ăn gì, khô mắt uống thuốc gì?
Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Kenkodo nhé!
1. Khô Mắt Có Nguy Hiểm Không?
Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ: Nước mắt được tạo thành từ 3 lớp: dầu, nước và chất nhầy. Một trong các lớp này bị mất cân bằng có thể gây khô mắt.
Nếu khô mắt không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương giác mạc, loét giác mạc hoặc mài mòn giác mạc hoặc lớp trong cùng bên ngoài bao phủ mắt. Từ đó thị lực giảm dần và có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
Vậy khô mắt có nguy hiểm không? Tất nhiên là có bởi theo những chia sẻ trên, khô mắt làm thị lực giảm dần, mắc các bệnh lý nghiêm trọng và có nguy cơ bị mù lòa. Dù khô mắt uống thuốc gì cũng nên tìm gặp bác sĩ để nhận sự hỗ trợ trực tiếp.
Nếu bạn gặp các triệu chứng dai dẳng của khô mắt, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc bạn có nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt hay không. Hoặc hỏi bác sĩ khô mắt nên ăn gì, dùng thực phẩm thế nào.
2. Nguyên Nhân Gây Khô Mắt
2.1. Sử dụng thiết bị điện tử, ánh sáng không tốt cho mắt quá nhiều
Tập trung nhìn vào máy tính, điện thoại, tivi,… thường xuyên cũng có thể gây khô mắt. Ngoài ra, còn khiến mắt bị mỏi, mờ mắt, đau nhức đầu,…. Hoặc tiếp xúc với ánh sáng ko tốt trong thời gian dài bởi đèn không phù hợp với tình trạng mắt.
Bạn nên chọn những sản phẩm có ánh sáng phù hợp (đèn học, bóng đèn gia dụng,…) phù hợp với tình trạng mắt của bạn.
2.2. Thiếu vitamin A
Vitamin A thúc đẩy đôi mắt khỏe mạnh. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến khô mắt và các chứng suy giảm thị lực khác (quáng gà, mờ mắt,…).
Thiếu vitamin A gây khô mắt nên làm gì? Bạn nên xét nghiệm máu có thể chẩn đoán tình trạng thiếu vitamin A. Sau đó hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa vitamin A. Hoặc ăn/ uống thực phẩm chức năng để bổ sung vitamin A kịp thời.
Những thực phẩm giàu vitamin A như: trứng, cà rốt, cá biển, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông,…
2.3. Mất nước nhẹ
Mất nước hoặc uống không đủ nước có thể gây khô mắt.
Trong trường hợp này, khô mắt nên làm gì? Chắc chắn bạn phải uống nhiều nước hơn. Việc này có thể làm giảm khô mắt mãn tính, cải thiện tình trạng mất nước nhẹ.
2.4. Độ ẩm thấp
Không khí khô làm độ ẩm thấp, kéo theo làm khô mắt. Nếu có độ ẩm trong nhà của bạn thấp hoặc nếu bạn ngủ hoặc làm việc trong không gian máy lạnh quá lâu. Bạn cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí để ngăn nước mắt bay hơi.
2.5. Khói thuốc
Mắt có thể bị khô khi bạn hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc.
2.6. Lão hóa
Những người trên 50 tuổi thường sẽ bị khô mắt vì sản xuất nước mắt suy giảm theo tuổi tác. Tình trạng khô mắt càng nặng hơn khi bạn càng lớn tuổi.
2.7. Thuốc
Một số loại thuốc có thể làm giảm sản xuất chất nhờn trong nước mắt. Ngoài ra còn góp phần gây ra bệnh khô mắt mãn tính.
Nếu bạn dùng thuốc và bị khô mắt, thì lúc này khô mắt nên làm gì? Bạn hãy hỏi bác sĩ có thể thay thế hoặc liều lượng thuốc thấp hơn để giúp giảm khô mắt.
2.8. Phẫu thuật laser
Sau khi phẫu thuật điều chỉnh thị lực bằng laser, một số người bắt đầu bị khô mắt. Thủ thuật này cắt bỏ một số dây thần kinh trong giác mạc. Phẫu thuật khiến mắt tiết ra ít nước mắt hơn.
Loại khô mắt sau phẫu thuật laser thường tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần. Cho đến khi lành hẳn, bạn hãy dùng thuốc nhỏ mắt để giữ độ ẩm cho mắt.
2.9. Thời kỳ mãn kinh
Hormone kích thích sản xuất nước mắt. Do đó, thời kỳ mãn kinh có thể bị khô mắt do giảm sản xuất nước mắt.
2.10. Tiếp xúc với gió
Khí hậu lạnh hay tiếp xúc với gió lớn có thể khiến nước mắt bay hơi quá nhanh. Dẫn đến khô mắt mãn tính.
2.11. Hội chứng Sjogren
Đây là hội chứng rối loạn tự miễn dịch khiến các tế bào bạch cầu tấn công các tuyến nước bọt và tuyến nước mắt của bạn. Hội chứng có thể làm giảm sự sản xuất nước mắt.
2.12. Các tình trạng tự miễn dịch khác
Ngoài các triệu chứng khác, nhiều tình trạng tự miễn dịch như viêm khớp, lupus và tiểu đường cũng có thể gây ra việc sản xuất nước mắt kém hoặc không đủ.
2.13. Viêm bờ mi
Viêm bờ mi phát triển khi các tuyến dầu nhỏ trên mí mắt trong của bạn bị tắc và viêm. Khi đó, bạn có thể có vảy nhờn quanh lông mi và khô mắt.
2.14. Dị ứng
Dị ứng cũng có thể gây ra chứng khô mắt mãn tính, ngứa, đỏ và chảy nước mắt.
2.15. Kính áp tròng
Sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh khô mắt mãn tính. Điều này là do một số thấu kính cản trở oxy đến giác mạc.
3. Khô Mắt Nên Ăn Gì?
Để phòng ngừa khô mắt nên ăn gì, cũng như để bệnh không tiến triển nặng hơn? Lựa chọn thực phẩm và thay đổi thói quen ăn uống để cải thiện và trị khô mắt các bạn nhé. 6 nhóm thực phẩm sau sẽ giúp bạn nhanh chóng giảm nhẹ triệu chứng khô mắt và kiểm soát bệnh tốt hơn:
3.1. Axit béo omega-3
Khô mắt nên ăn gì? Bạn nên tăng cường tiêu thụ nhóm thực phẩm giàu axit béo omega-3. Omega-3 có khả năng làm dịu dấu hiệu viêm ở mí mắt hoặc triệu chứng khô mắt, nó còn giúp tuyến lệ ở mắt hoạt động tốt hơn.
Axit béo omega-3 có nhiều trong các loại cá biển, các loại hạt, dầu thực vật, đậu nành, các loại rau lá xanh,…
3.2. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C có khả năng chất chống oxy hóa đối với các mạch máu trong đôi mắt. Nó còn ngăn ngừa đục thủy tinh thể, đồng thời làm dịu các triệu chứng khô mắt.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, bưởi, cà chua, chuối, táo, ớt chuông,…
3.3. Thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A tạo sắc tố giúp điều tiết mắt, hỗ trợ thị lực trong điều kiện thiếu sáng. Nó còn xây dựng cấu trúc tế bào biểu mô ở tuyến lệ để ngăn ngừa tổn thương ở gốc tự do.
Thực phẩm giàu Vitamin A là: các loại trái cây hoặc rau có màu vàng, màu cam, gan cá, thịt, sữa, trứng,…
3.4. Thực phẩm giàu vitamin E
Vitamin E chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong mắt khỏi sự hư hại. Nó còn góp phần vào việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Các loại thực phẩm giàu Vitamin E như: cá biển, quả hạnh nhân, bơ đậu phộng, khoai lang…
3.5. Kẽm
Kẽm là khoáng chất quan trọng để đưa vitamin A từ gan đến võng mạc, nó còn tạo ra melanin. Melanin là sắc tố bảo vệ đôi mắt và giảm thiểu việc khô mắt.
Thực phẩm giàu kẽm như: hàu, thịt bò, tôm hùm, thịt heo, sữa chua, cá hồi, sữa, trứng, ngũ cốc…
3.6. Thực phẩm chứa lutein và zeaxanthin
Hai chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh về mắt chính là lutein và zeaxanthin. Chúng còn giúp giữ tế bào trong mắt hoạt động tốt, khỏe mạnh.
Những thực phẩm có nhiều lutein và zeaxanthin là: cải kale, trứng, bắp, bông cải xanh, cải bó xôi,…
Nếu Bác sĩ có thể làm việc với bạn để tìm ra nguyên nhân gây khô mắt và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Điều này rất quan trọng vì khô mắt có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm nhiễm trùng, viêm hoặc tổn thương mắt của bạn.
Tóm lại: Khô mắt có nguy hiểm không? Có. Tuy nhiên sẽ phù thuộc vào từng tình trạng khác nhau. Cần thiết phải tham khảo ý kiến bác sĩ để có được sự thăm khám kịp thời. Ngoài ra, bạn nên bổ sung những thực phẩm tốt cho mắt hằng ngày. Nếu bạn muốn biết khô mắt uống thuốc gì thì cần hỗ trợ tư vấn của bác sĩ chuyên môn.
Hi vọng những thông tin phía trên đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi khô mắt nên ăn gì. Những thực phẩm trong danh sách có thể giúp bạn bớt khô mắt. Nhưng nếu mắt bạn bị khô, đỏ hoặc đau trong một thời gian dài, hãy đi đến bác sĩ để có phương pháp điều trị tốt nhất.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân rối loạn điều tiết mắt (Mỏi mắt)
BÀI VIẾT MỚI
10 Cách Chăm Sóc Đôi Mắt Sáng Đẹp Áp Dụng Ngay Tại Nhà
Thực hư về câu chuyện ánh sáng điện thoại có hại cho mắt
Vàng Và Trắng, Ánh Sáng Màu Nào Tốt Cho Mắt?
Giải đáp thắc mắc về câu hỏi ánh sáng nào tốt cho mắt
Ánh sáng trắng là gì? Ứng dụng của ánh sáng trắng
Bảng Nhu Cầu Dinh Dưỡng Khuyến Nghị Cho Người Việt Nam
Top 5 Biện Pháp Chống Ô Nhiễm Không Khí Cho Bạn Và Gia Đình
[BÁO THANH NIÊN] Bức xạ mặt trời làm bất hoạt SARS-CoV-2
Vitamin Gì Tốt Cho Mắt? 10 Thực Phẩm Vàng Cho Đôi Mắt Khỏe
Vì Sao Phải Chuẩn Bị Cho Trẻ Vào Lớp 1?
Vi Khuẩn Sinh Sản Chủ Yếu Bằng Cách Nào?
Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm không khí tại Việt Nam
Tư Vấn Đèn Học Cho Bé Loại Nào Tốt Khi Vào Lớp 1
Top 5 Đèn Diệt Khuẩn Giá Rẻ Bạn Không Thể Bỏ Lỡ
Tìm hiểu về những thành phần của không khí
Tìm hiểu về chủ đề khử trùng và khử khuẩn